Kết quả tìm kiếm cho "có 41 ca mắc mới"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1046
Cuối năm, nhiều doanh nghiệp (DN) cần lao động để tăng cường phục vụ sản xuất hàng Tết, trong đó, lao động phổ thông chiếm số lượng lớn.Vì vậy, người lao động (NLĐ) trong tỉnh có nhiều lựa chọn công việc.
Sau 20 ngày diễn ra sôi nổi, tối 15/11, Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024 đã chính thức bế mạc tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, đánh dấu thành công của một kỳ liên hoan sôi động, chất lượng.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, đồng thời đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà mọi doanh nghiệp đều phải tuân thủ. Theo quy định, mọi cơ sở lao động cần định kỳ thực hiện quan trắc môi trường, bổ sung hồ sơ quản lý vệ sinh lao động và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên.
Ngày 25/10, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức cuộc họp trực tuyến với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, y tế các bộ, ngành, các bệnh viện trường đại học và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về xếp cấp chuyên môn kỹ thuật và phân cấp giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Tiếp tục đà tăng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước với giá trị tăng thêm ước đạt 9,59% so với cùng kỳ năm 2023, là mức gần cao nhất trong giai đoạn từ năm 2012 trở lại đây (chỉ sau mức tăng 9,93% của quý III/2017).
Chiều 16/10, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi làm việc với TP. Long Xuyên nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 9 tháng và định hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.
Để bảo đảm tiến độ các công trình trọng điểm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, nhất là trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, bồi thường và giải phóng mặt bằng để dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Đến hết tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 54,45% (so cùng kỳ năm 2023 thấp hơn 2,6%), nhưng về giá trị cao hơn 737 tỷ đồng. Để giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các chủ đầu tư là các sở, ban, ngành, địa phương phải nâng cao trách nhiệm, quyết liệt trong thúc đẩy giải ngân đầu tư công hiệu quả theo đúng định hướng, chỉ thị của Trung ương và địa phương.
“Tỉnh luôn lắng nghe, đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển…”. Đó là cam kết của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đối với doanh nghiệp (DN), cùng với quyết tâm đổi mới, kiến tạo trong chỉ đạo, điều hành của tỉnh thời gian tới.
Chiều 12/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của năm 2024 và giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng còn lại của năm 2024. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì hội nghị.
Bất chấp những thử thách với nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục có nhiều điểm sáng và sẵn sàng cho sự tăng trưởng tích cực hơn nữa trong năm 2025.